11:45 | 06/08/2019
Mở phòng vé máy bay như thế nào? Làm thế nào để trở thành phòng vé máy bay cấp 1? Thu nhập phòng vé máy bay bao nhiêu? Mở phòng vé máy bay có cần giấy phép hay không?... Rất rất là nhiều câu hỏi mà nhiều người đang muốn tiếp cận ngành này quan tâm và thắc mắc, để giải đáp và hướng dẫn cho các anh chị đang tìm hiểu ngành dịch vụ du lịch và vé máy bay được hiểu thêm, Chúng tôi xin tổng hợp một số câu hỏi và trả lời ngắn gọn để anh chị hiểu kỹ hơn.
Trước tiên bạn cần hình dung được ngành bán vé máy bay là một ngành dịch vụ, và lợi nhuận của phòng vé chủ yếu là hưởng hoa hồng và phí dịch vụ, phụ vụ hành khách trong việc hỗ trợ tư vấn, đặt vé và các dịch vụ đi kèm, do đó lợi nhuận bán vé máy bay không thể tính theo phần trăm mà tính theo đầu vé, trên mỗi hành khách. Thông thường lợi nhuận mỗi vé khoảng từ 50-100k/1 khách/1 chặng bay quốc nội, lợi nhuận chặng quốc tế từ 100-500k/ 1 khách/ chặng bay khứ hồi, không phân biệt giá cao hay thấp, giá 800k cũng phí đó, giá 5000k cũng phí bằng đó, tùy đối tượng và tùy chiến lược của phòng vé mà có mức phí khác nhau.
Hiện nay có khá nhiều phòng vé máy bay mở ra dạng online nhưng làm việc cũng khá hiệu quả và họ không phải mở công ty, khi cần xuất hóa đơn thì nhờ hỗ trợ từ phía đại lý cấp 1, tuy nhiên bạn cần phải trả tiền thuế để đại lý cấp 1 hạch toán và trả cho cơ quan thuế. Nhưng nếu như chiến lược phòng vé máy bay của bạn có kế hoạch lơn hơn, phát triển quy mô, bài bản thì tôi khuyên bạn nên thành lập doanh nghiệp vì chi phí thành lập không nhiều. Thành lập doanh nghiệp bạn có thể chủ động lấy hóa đơn đầu vào, tự cân đối nộp thuế, và ngoài ra còn mang một bản sắc riêng, bạn sẽ tự tin hơn khi làm việc với các đối tác là doanh nghiệp, cơ quan nhà nước,...
Tôi xin đưa ra một số loại chi phí để các bạn mới bắt đầu dễ hình dung và lựa chọn, chuẩn bị khoản tiền cho dự án phù hợp;
- Tiền ký quỹ: Thông thường chỉ từ 20 triệu đồng, bạn ký quỹ với đại lý cấp 1, xuất vé trừ dần, hoặc ký quỹ chết
- Tiền máy tính, máy in: Tùy số lượng nhân viên mà bạn cần chuẩn bị, hoặc thiết bị có sẵn của bạn từ trước, 1 máy tính laptop khoảng 10 triệu, 1 máy in trắng đen khoảng 3 triệu đồng.
- Tiền xuất vé quay vòng: Khi bạn xuất vé thì phải trả tiền cho hãng, tuy nhiên có nhiều khách là bạn bè, doanh nghiệp hoặc người trong gia đình mua vé nhưng sẽ nợ tiền bạn, để không bị động thì bạn cần chuẩn bị một khoản tiền để cho khách nợ mà vẫn đảm bảo mình còn tiền để nộp cho đại lý cấp 1 và lấy vé. Tùy số tiền bạn cho nợ bao nhiêu mà cần chuẩn bị nhiều hay ít. Thường khoảng gấp 3 lần tiền ký quỹ (Khoảng 60 triệu)
- Tiền thuê mặt bằng: Trường hợp bạn đầu tư bài bản là thuê văn phòng để tìm kiếm khách hàng vãng lai, có một nơi để tiếp khách, có nơi làm việc thì bạn có thể chọn 1 văn phòng nhỏ khoảng 3 người ngồi được, sau này phát triển sẽ thay đổi và thuê mở rộng ra, tuy nhiên nếu bạn quá kỳ vọng vào việc bán cho khách hàng vãng lai dễ thì bạn sẽ thất vọng sớm bởi khách hàng giờ mua online rất nhiều.
- Tiền làm hộp đèn, bảng hiệu, trang trí văn phòng: Tùy văn phòng lớn hay nhỏ, trang trí nhiều hay ít, tôi tính chi phí tối thiểu cho 1 văn phòng nhỏ khoảng 5 triệu
- Tiền trả lương trong 3 tháng đầu: Khi bạn đi làm việc gì, làm ở đâu cũng cần chi trả lương để bạn có thể trang trải cuộc sống hàng ngày, do đó bạn cần phải chuẩn bị khoản tiền trả lương cho nhân viên, trả lương cho chính minh tối thiểu trong vòng 3 tháng.
- Chi phí marketing, làm website: Bán vé máy bay bây giờ nếu chỉ dựa vào người quen, dựa vào khách vãng lai thì chắc chắn bạn sẽ phải dẹp tiệm sớm, hoặc không thể nào có khách hàng, thu nhập đột biến được, do đó cần có khoản tiền để tạo website, để quảng cáo facebook, quảng cáo google,... Với một website bán vé máy bay đơn giản có chi phí 1 năm khoảng 5 triệu đồng (Xin giới thiệu đơn vị thiết kế website bán vé máy bay chuyên nghiệp, chi phí thấp http://oceanco.vn/), chi phí quảng cáo facebook, google thì tính theo hàng tháng, bạn trả tiền ra nhiều thì lượng tiếp cận khách hàng nhiều, tính trung bình mỗi ngày là 100k, thì mỗi tháng khoảng 3 triệu đồng.
- Chi phí phần mềm và tài khoản đặt vé máy bay: Thông thường đại lý cấp 1 cấp miễn phí nên bạn không cần quan tâm
- Các chi phí khác: chi phí này thì tùy nhu cầu mỗi phòng vé sử dụng như giao vé, thu tiền, in hóa đơn, điện, nước, internet, văn phòng phẩm,...
Một số thông tin về chi phí bên trên giúp bạn hình dung đôi chút về chi phí mở phòng vé máy bay để những bạn khởi nghiệp có thể chuẩn bị một khoản vốn phù hợp cho hoạt động của mình.
Mở phòng vé máy bay đi học nghiệp vụ ở đâu? có được đào tạo nghiệp vụ không?
Để có thể bán được vé máy bay, bạn cần am hiểu về internet, thao tác nhanh về office, về nghiệp vụ thì tùy mức độ mà bạn cần học thêm hay không. Thông thường các đại lý cấp 1 sẽ có lớp đào tạo, hướng dẫn cho đại lý mới đủ để có thể đặt vé, xuất vé, thay đổi và các hỗ trợ khác. Nếu bạn thực sự muốn học bài bản hơn tôi có thể chỉ cho bạn học lớp nghiệp vụ sabre tại trường Kent hoặc một số trung tâm khác. Chi phí khoảng trên dưới 10 triệu cho khóa học 3 tháng. Tuy nhiên theo tôi thấy thì việc quan trọng nhất vẫn là khách hàng, còn việc học nghiệp vụ nâng cao với chi phí như thế thì chưa thực sự cần thiết.
Đăng ký bán vé cho đại lý cấp 1 nào uy tín?
Nếu bạn có được doanh số tốt, với mỗi hãng bán hàng tháng khoảng từ 500 triệu đồng thì bạn có thể liên hệ trực tiếp với bộ phận sales của hãng để liên hệ làm đại lý cấp 1, Tuy nhiên với doanh số đó thì các hãng vẫn chưa chào đón bạn đâu bởi vì doanh số bán vé máy bay hầu như là thu hộ nên mức doanh số mỗi tháng khoảng vài tỷ sẽ có giá trị hơn. Như vậy, ban đầu bạn cần đăng ký làm đại lý cấp 2 trước, sau khoảng vài năm bạn có doanh số tốt, có thành lập doanh nghiệp thì liên hệ các hãng để làm đai lý chính thức, tuy nhiên bạn cần phải nâng cấp nhiều phần mềm, hoàn thiện kế toán và nhiều khâu khác để có thể hoạt động tốt, không thì các hãng sẵn sàng thanh lý hợp đồng với các đại lý có doanh số thấp
Xin giới thiệu một số đại lý cấp 1 có thâm niên trên thị trường như sau: HNH, EVC, HGV, HPL, LLD, SMC (Truyền Thông Sao Mai)
Hoặc đăng ký tại link sau:
Nếu như bạn chưa sẵn sàng trở thành đại lý vé máy bay có thể bắt đầu từ cộng tác viên, sau khi làm cộng tác viên một thời gian bạn có thể đăng ký làm đại lý vé máy bay và thừa hưởng các nghiệp vụ, khách hàng, hệ thống, kinh nghiệm từ việc làm cộng tác viên bán vé máy bay, như vậy bạn sẽ không phải chịu những rủi ro khi mở phòng vé máy bay ngay từ đầu
Bạn có thể tham link sau: https://atrip.vn/ve-may-bay/lam-cong-tac-vien-ban-ve-may-bay-746353793.html
Chúc các bạn thành công!